Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Thực hư lót giày gây viêm da chân

Lót giầy chữa được bệnh?
Chỉ cần đi một vòng quanh khu vực Cầu Giấy, Hà Nội, chúng tôi khá dễ dàng khi tìm mua miếng lót giầy có mùi thơm. Vừa đặt chân vào một quán cà phê nhỏ trên đường Cầu Giấy, chúng tôi đã được ngay một cậu bé chừng 15 tuổi chạy lại mời đánh giầy. Khi chúng tôi hỏi mua miếng lót giầy có mùi thơm, cậu bé bán giầy đã nhanh nhảu chìa ngay trước mặt chúng tôi cả một bó, có đôi chả có chữ chỉ được bọc trong túi nilon mỏng, có đôi thì ghi tiếng Việt những không rõ nhãn mác. Thậm chí có đôi thì được viết kết hợp nhiều loại ngôn ngữ gồm tiếng Anh, tiếng Việt và những dòng chữ mà chúng tôi tìm hiểu mãi cũng không biết chữ đó là tiếng nước nào.
Tương tự, tại một cửa hàng bán giầy dép trên chợ Nghĩa Tân, chúng tôi được chủ cửa hàng cho xem rất nhiều mẫu mã, kích cỡ cũng như giá thành sản phẩm, loại rẻ thì khoảng 20.000đ/đôi, loại đắt thì 45.000đ/đôi. Cầm ngẫu nhiên một miếng lót giầy đưa lên mũi ngửi, chúng tôi thấy có mùi thơm nhẹ của quế, nhưng nhìn kỹ thì thấy sản phẩm không có nhãn mác rõ ràng. Thấy chúng tôi còn lăn tăn về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, chị chủ quán "đánh trống lảng" bằng cách nhiệt tình giới thiệu về chất liệu cũng như công dụng của những miếng lót này. 
Theo lời giới thiệu thì miếng lót giầy được làm từ các loại vải mềm và hút ẩm, còn mùi thơm đấy là mùi của bột quế được đưa thêm vào sản phẩm để vừa hút ẩm vừa tạo hương thơm cho đôi chân. Thậm chí, trong lúc cao hứng, chị chủ quán còn giới thiệu thêm một số tính năng của các miếng lót giầy thơm này như phòng ngừa tê thấp, giải cảm, làm ấm chân; điều hoà các huyệt đạo lòng bàn chân giúp tăng cường sức khoẻ. Đặc biệt, những miếng lót giầy này có tác dụng tốt cho người bệnh tiểu đường, bệnh phong tê thấp...
Sử dụng miếng lót giày chính hãng
Sản phẩm lót giày của Công ty TNHH SX CKB KD XNK Hương Quế đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Lót giày chât lượng cao Hương Quế( ảnh: Hương Quế)
 Công dụng :  
-         Hút ẩm trong giày và tất, khử mùi hôi chân. 
-         Diệt nấm, vi khuẩn trong giày
-         Massage lòng bàn chân, giữ chân khô, ấm và thơm. Phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh, phòng bệnh phong tê thấp.  Điều hòa, làm ấm các huyệt đạo trong lòng bàn chân. 
-         Người bị bệnh tiêu đường nên sử dụng thường xuyên (đây là loại lót giày phổ thông, chiếm đa số trên sản lượng sản xuất hàng năm của công ty).
Cách dùng:
-         Đặt hẵn đôi lót vào giày.
-         Giày size nào thì dùng lót size đó
-         5-7 ngày mang ra phơi nắng, hoặc sấy nóng.
-         Thời gian sử dụng trong 2 tháng.
-         Cỡ số: có đủ size từ size 34-45.
-         Màu sắc: màu kakao, đen, trắng.
Hãy lựa chọn lót giày của Hương Quế để bảo vệ đôi chân và khử mùi.

Theo Hương Quế


Tìm lại hương quế Trà My



Một thời, cây quế Trà My là “cây vàng cây bạc” của người dân Quảng Nam. Thế nhưng, do phát triển ồ ạt cây quế lai tại vùng này nên 10 năm qua, cây quế Trà My trở thành... củi. Gần đây, người dân và chính quyền đã nhân lại giống với kỳ vọng tìm lại hương quế Trà My một thời.
Bảo tồn ngọc quế
Khu rừng già Đông Trường Sơn qua huyện Nam Trà My, nhiều nơi còn bạt ngàn rừng quế cổ thụ. Đồng bào dân tộc thiểu số Ca Dong, Xê Đăng lâu nay vẫn có ý thức bảo vệ rừng quế. Nóc ông Ní thuộc thôn 3 (xã Trà Vân, Nam Trà My) có gần 70 hộ dân, hơn 90% là hộ nghèo. Đất lúa rẫy ít, phụ thuộc vào rừng nên đời sống của đồng bào rất khó khăn. Ngoài thâm canh lúa rẫy, khai thác lâm sản phụ trong rừng, chăn nuôi thì cây quế góp phần cải thiện đáng kể thu nhập cho người dân. Phó Chủ tịch UBND xã Trà Vân – ông Hồ Văn Huyện cho biết, một cây quế cổ thụ nếu khai thác toàn bộ vỏ, lá, hạt, thân gỗ có thể thu về hơn chục triệu đồng nhưng đồng bào không nỡ triệt hạ nó. Hai tháng cuối năm thường là thời điểm thu hoạch quế. Với cây quế cổ thụ bình quân mỗi năm hái được 3 ang hạt giống. Tiền bán hạt, cộng với hái lá tươi bán ký đủ để người dân mua thực phẩm tươi sống mỗi ngày. “Đồng bào mình không hám lợi trước mắt mà nghĩ đến cái lợi lâu dài. Vậy nên, họ để cây quế tồn tại hàng chục năm, thậm chí gần 100 năm” chứ không lột vỏ - ông Huyện nói.


Phó chủ tịch xã Trà Vân và người dân( ảnh: Internet)
Khác với xứ sở “cao sơn ngọc quế”, nông dân trồng quế ở vùng trung du Tiên Phước muốn khai thác đứt một lần sau hơn 7 năm trồng. Lúc giá quế tăng cao, người dân sẵn sàng chặt cây đem bán. Mỗi cây quế hơn 7 năm tuổi cho bình quân 10kg vỏ quế tươi (hiện giá mỗi ký vỏ dao động trên dưới 30 nghìn đồng). Sau khi lột vỏ cây quế, thân cây bán lấy gỗ, còn cành và lá được tận dụng bán cho các cơ sở làm hương, chế biến dầu nên giá trị mỗi cây quế cho tối thiểu 500 nghìn đồng. Ông Huỳnh Ngọc Thiệu - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Bắc Trà My cho biết, toàn huyện ước còn 500ha cây quế bản địa, tập trung nhiều nhất ở thôn 4 và 5 (xã Trà Giáp); thôn 3 và 4 (xã Trà Ka); thôn 2 và 5 (xã Trà Đốc); nóc Xơ Rơ (thôn 8, xã Trà Bui). Để lấy tinh dầu thì cây quế bản địa cần thời gian trồng kéo dài đến 20 năm, trong khi điều kiện kinh tế miền núi khó khăn, người dân không đủ kiên nhẫn chờ đủ độ dài đó mới thu hoạch. “Nếu cân nhắc bài toán kinh tế thì trồng quế chu kỳ thu hoạch ngắn ngày vẫn  hiệu quả hơn. Địa phương đang lên kế hoạch nghiên cứu, học hỏi trồng giống quế ngắn ngày và cách tiêu thụ sản phẩm từ quế của tỉnh Yên Bái. Khi đã đúc kết được kinh nghiệm, lúc đó mới tính chuyện trồng quế nội hay quế ngoại” - ông Thiệu nói.

Người dân khai thác( ảnh: Internet)
Xem thêm: Mua nịt bụng sau sinh                                      
Chính quyền huyện Bắc Trà My cũng tuyên truyền, định hướng người trồng quế giai đoạn đầu nên tỉa lá bán ký, khi tận dụng hết giá trị của lá quế, cuối cùng mới khai thác vỏ. Lợi thế cạnh tranh của quế Trà My là được chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý; được đánh giá có chất lượng cao hơn hẳn so với các loại quế trồng ở vùng khác nhờ hàm lượng tinh dầu cao, có mùi vị đặc trưng, vỏ dày và thơm. Ông Đinh Mướk - Chủ tịch Hội quế Trà My quả quyết, dù qua biến động của thị trường nhưng quế gốc bản địa Trà My vẫn có thương hiệu riêng. Sự đột phá về chính sách, cơ chế thu hút hấp dẫn sẽ là cơ hội giúp cho cây quế khẳng định được vị thế và góp phần giảm nghèo cho người dân một số huyện miền núi.

Theo Internet


Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Tác dụng và tác hại của Quế

Quế không những là loại gia vị mang lại sự hấp dẫn cho món ăn mà còn có nhiều lợi ích với sức khoẻ. Những lợi ích sau của quế sẽ khiến bạn muốn bổ sung ngay vào chế độ ăn hàng ngày của gia đình. Nhưng bên cạnh đó cần phải cẩn trọng với tác dụng phụ của quế.
***Những công dụng của quế:
1. Giảm cholesterol
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần dùng nửa thìa quế trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol. Quế cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglycerids (acid béo trong máu).
2. Giảm lượng đường máu và trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng nửa thìa quế mỗi ngày giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng glucose trong máu. Khi mức insulin được cải thiện, cân nặng và bệnh tim mạch sẽ được kiểm soát.

                                                         Bột Quế (ảnh: Internet)  
3. Bệnh tim mạch
Quế giúp củng cố sức khỏe hệ tim mạch vì thế tránh cho cơ thể khỏi các rắc rối liên quan tới tim mạch. Cho 1 lượng quế nhỏ khi chế biến đồ ăn rất tốt cho những người mắc bệnh động mạch vành và bệnh cao huyết áp.
4. Chống ung thư
Nghiên cứu được công bố bởi Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho thấy quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư bạch cầu.
Ngoài ra, chất xơ và canxi trong quế giúp loại bỏ các dịch mật thừa, ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt với tế bào ruột, từ đó giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
5. Ngừa sâu răng và sạch miệng
Quế từ lâu đã được biết đến là một trong những thảo dược có tác dụng điều trị sâu răng và hơi thở có mùi.
Chỉ cần nhai một mẩu quế nhỏ hay súc miệng với nước quế cũng giúp sạch miệng và mang lại hơi thở thơm tho.
6. Điều trị các vấn đề về hô hấp
Quế rất hữu ích với người mắc bệnh cảm.
Những người bị cảm lạnh, ho dai dẳng, viêm xoang nên dùng ăn hỗn hợp 1 thìa mật ong trộn với 1/4 thìa quế hằng ngày trong 3 ngày liên tục.
Quế cũng giúp điều trị cảm cúm, đau họng và chứng sung huyết.

Tinh dầu quế( ảnh: Internet)
7. Bổ não
Quế kích thích hoạt động của não như một loại thuốc bổ, giúp loại trừ sự căng thẳng thần kinh cũng như suy giảm trí nhớ.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngửi quế làm tăng nhận thức, trí nhớ hiệu quả, tăng khả năng tập trung và nhạy bén.
8. Giảm các bệnh truyền nhiễm
Với khả năng chống khuẩn, chống nấm, chống vi rút, chống các vật ký sinh và là chất khử trùng nên quế rất hữu hiệu trong việc chống viêm nhiễm cả bên trong và ngoài.
Quế được xem là rất hiệu quả trong việc chống lại bệnh nấm âm đạo, nấm vòm họng. ngừa bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo, nhiễm trùng vòm họng, loét dạ dày và chấy trên đầu.
***Tác hại của quế
Tuy nhiên bạn cũng cần nắm rõ những tác dụng phụ của quế từ góc nhìn y học để vừa có được những lợi ích tối đa từ quế cũng như tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.
1.   Tích lũy độc tố
Cũng như nhiều thứ khác, khi dùng trong một khoảng thời gian thì nó sẽ tạo nên một lượng độc chất nhất định trong cơ thể. Theo như Bộ y tế Hoa Kỳ, chỉ nên dùng 6gr hàng ngày trong 6 tuần hoặc ít hơn thế, đây là mức độ an toàn cho cơ thể con người. Chúng tôi khuyên bạn nên ngưng sử dụng quế sau 6 tuần, vì như vậy độc chất sẽ được thanh lọc khỏi cơ thể. Hoặc nên dùng trong 5 ngày sau đó ngưng sử dụng 2 ngày.

Cơ thể mệt mỏi vì tích lũy độc tố( ảnh: Internet)
2.   Tăng nguy cơ sinh non
Phụ nữ có thai không nên sử dụng quế. Vì quế sẽ dẫn đến hiện tượng đẻ non hoặc co thắt tử cung. Trong khi quế giúp giảm đau dạ dày hay chứng đầy bụng thì bạn cũng nên tránh sử dụng quế khi đang mang bầu. Thỉnh thoảng sử dụng vẫn có thể an toàn, nhưng nên tránh hết sức có thể, nhất là những viên thuốc dầu quế.
3.   Chứa chất Coumarin
Với những ai muốn sử sụng quế hàng ngày cho các mục đích như giảm cân hay các vấn đề sức khỏe khác thì nên chuyển sang sử dụng quế Ceylon (màu nâu và mỏng), vì nó chỉ chứa 0,04% chất Coumarin. Coumarin có thể dẫn đến suy gan nếu sử dụng hàng ngày hoặc với liều lượng cao. Có một thời kì, Châu Âu đã từng cấm sử dụng quế Causia (màu đỏ, dày, hay còn gọi là quế trung quốc (Chiness cinnamon)) vì tác dụng phụ của nó với gan.
4.   Gây loãng máu
Quế gây ra hiện tượng máu loãng. Đặc biệt là với quế Cassia. Quế Ceylon không có tác dụng phụ này. Đặc tính làm loãng máu này của quế Cassia có tác dụng như chất chống đông máu, và rất hữu hiệu cho những ai mắc phải bệnh tim. Nhưng cũng nên cẩn thận, không nên sử dụng nó kết hợp với các thuốc làm loãng máu khác.
5.   Dị ứng
Có một nhóm thiểu số người bị dị ứng với quế dù họ đã từng sử dụng quế trước đây mà không hề gặp bất cứ tác dụng phụ nào. Các triệu chứng thường là: Chảy nước mũi, nước mắt, đau mắt, thở dốc (đặc biệt là với dầu quế), đau bụng, sưng mặt hoặc tay, sốc phản vệ (nhịp tim loạn, chóng mặt, choáng, giảm huyết áp đột ngột) và buồn nôn.Dị ứng quế không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên bạn đưa ra các biện pháp phòng tránh sử dụng quế nếu bạn biết mình dị ứng với nó.


 Theo Hương Quế

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Quế và các sản phẩm từ quế mang lại giá tị kinh tế cao

Quế là cây lâm sản gỗ và có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định và có giá trị, nhất là xuất khẩu. Quế mang lại nguồn lợi về kinh tế và gắn với đời sống người dân tộc ít người nước ta như Dao (Yên Bái), Thái, Mường (Nghệ An, Thanh Hoá) Cà tu, Cà toong (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và Thanh Y, Thanh Phán (Quảng Ninh).
Tên loài
Tên khoa học:BL
Thuộc giống: Cinnamomum
Thuộc họ: Lauraceae
Tên Việt Nam: cây quế
Tên địa phương: Quế Thanh, quế Quỳ, quế Quảng, quế Yên Bái, quế Bì,…
Tên tiếng Anh: Cinnamo
Mô tả cây quế

Quế thuộc loài thân gỗ lâu năm, cây trưởng thành có thể cao đến 15m, đường kính có thể lên 40cm. Lá đơn mọc cách, gần đối lá có 3 gân, gốc kéo dài đến tận đầu lá, gân mặt bên song song, mặt trên bóng, mặt dưới xanh đậm. Lá trưởng thành dài gần 20cm, rộng 6-8cm, cuống lá khoảng 1cm. Tán quế hình trứng, xanh quanh năm. Thân cây tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc. Các bộ phận của quế đều có tinh dầu hàm lượng cao (4-5%). Tinh dầu quế màu vàng.
Quế và các sản phẩm từ cây quế có giá trị kinh tế cao
Quế trồng 7-8 năm thì bắt đầu ra hoa, vào khoảng tháng 4,5 hàng năm. Hoa quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa tự chùm, nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo, vươn lên phía trên của lá, màu trắng hay phớt vàng. Quả chín vào tháng 1, 2 năm sau, khi chưa chín quả có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím than. Quả mọng trong chứa một hạt, quả quế dài 1 đến 1.2 cm, hạt hình bầu dục. Mỗi 1 kg hạt quế có khoảng 2.500 – 3.000 hạt. Vì là cây thân gỗ nên rễ quế phát triển mạnh, cắm sâu vào lòng đất,khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi núi dốc. Tinh dầu quế có mùi thơm, cây, nóng, ngọt được nhiều người ưa chuộng.


Công dụng và cách sử dụng quế.
Quế được sử dụng làm thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh, vỏ quế được mài ra trong nước đun sôi để nguội để uống, hoặc trong các bài thuốc có quế để hỗ trợ chữa trị hết một số bệnh đường tiêu hoá, đường hô hấp, kích thích sự tuần hoàn của máu, lưu thông thuyết mạch, làm cho cơ thể ấm lên. Chống lại giá lạnh và có tính chất sát trùng. Quế được nhân dân coi như một trong bốn vị thuốc rất có giá trị: Sâm, Nhung , Quế, Phụ.
Quế được sử dụng làm hương vị, bột quế được trộn với các vật liệu khác để làm hương khi đốt lên có mùi thơm được sử dụng nhiều trong các lễ hội, đền chùa, thờ cúng trong nhiều nước châu á nhất là các nước có đạo phật, đạo Khổng Tử, đạo Hồi.
Sản phẩm chủ yếu của quế là tinh dầu quế
Gần đây nhiều địa phương còn sử dụng gỗ quế, vỏ quế để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như bộ Khay, ấm, chén bằng vỏ quế, đĩa quế, đế lót dầy có quế. Bột quế còn được nghiên cứu thử nghiệm trong thức ăn gia súc để làm tăng chất lượng thịt các loại gia súc, gia cầm.
Nguồn: Internet

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Lót giày Hương Quế có thực sự tốt không?

Hiện nay trên thị trường đang quảng cáo rất nhiều về sản phẩm lót giày hương quế - sản phẩm này không chỉ có tác dụng lót vào giày mà còn được “đồn thổi” là có hiệu quả rất nhiều trong việc chữa bệnh đau chân. Liệu đây là sự thực? Lót giày hương quế có tốt không?

Vì sao lót giày Hương Quế nổi tiếng như vậy?
Theo rất nhiều tài liệu y học thì lòng bàn chân chính là nơi tập trung nhiều huyệt đạo, huyệt vị có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của các phủ tạng trong cơ thể. Chính vì thế, việc day ấn các huyệt đạo này có tác dụng kích thích sự tuần hoàn máu, làm khí huyết lưu thông, giúp tăng cường thể trạng sức khoẻ và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh rất tốt.
Xem thêm: Mua nịt bụng ở đâu

Dựa vào những hiểu biết về y học này, miếng lót giày nhanh chóng trở thành sản phẩm có thể mang đến cảm giác “thư giãn” cho đôi bàn chân bạn. Đặc biệt nhiều dòng sản phẩm còn có công dụng massage, kích thích các huyệt đạo trong lòng bàn chân nên được khá nhiều người tiêu dùng ưa thích. Ngoài ra, quế là có tính ấm, vị nóng, cay nồng được sử dụng như một vị thuốc Đông y khá phổ biến, có tác dụng trị ho, giải cảm, tiêu độc, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường... Nhiều người bán hàng đã dựa vào những hiệu quả này của quế và “tự gán” cho những miếng lót giày hương quế có những công dụng tương tự.
Có lẽ đây chính là lí do khiến sản phẩm lót giày hương quế trở nên “nổi tiếng” và có nhiều người tiêu dùng.
Lót giày Hương Quế có tốt không?
Việc sử dụng miếng lót giày hương quế thực chất không giúp khử mùi hôi mà chỉ là cách để che đậy mùi hôi ở chân, như vậy nếu sử dụng về lâu dày thì thậm chí còn có hại hơn là có lợi. Đặc biệt là hầu hết người bán hàng đều nói là miếng lót giày có hương quế - vị thuốc có thể chữa được rất nhiều bệnh như phong thấp, đau chân, đau lưng, hôi chân, trị cảm, v.v… Tuy nhiên, những công dụng này chỉ có thể đạt được khi bạn sử dụng quế bằng đường ăn/uống, xông... theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Vì vậy mà một miếng lót giày có chứa bột quế rất khó có thể đạt được chừng ấy công dụng.
Vì vậy, khuyến cáo người sử dụng nếu có mua miếng lót để thấm hút mồ hôi thì nên chọn sản phẩm của hãng uy tín, kết hợp với tất bằng cotton khô thoáng, nhớ thường xuyên thay tất để đôi chân của bạn sạch mùi và thoáng khí.

Hiện nay, miếng lót giày Hương Quế được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn là sản phẩm đạt chất lượng tốt với chất liệu cao su mềm dẻo, bền bỉ với thời gian. Các chấn tròn massage trên bề mặt miếng lót giày Vinalogi sẽ giúp nhiều người có cảm giác thoải mái, thư giãn trong từng bước di chuyển. Đồng thời, nhờ đó mà bạn cũng phòng tránh được khá nhiều bệnh không có lợi cho chân, lưng và cơ thể.

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Nguy hại khôn lường khi giảm mỡ bằng nịt bụng không đúng cách

Gen nịt bụng sẽ giảm eo?
Gen bụng là cách sử dụng miếng gen hoặc khăn quấn chặt vào bụng để tạo thành áp lực vật lý khiến vòng bụng của người phụ nữ (đặc biệt là sau sinh) nhỏ và săn chắc hơn.
Nắm được tâm lý của nhiều chị em muốn có vóc dáng thon gọn, bụng săn chắc, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đai nịt bụng, gồm loại bình thường và bằng điện. Trong đó phải kể đến loại dây đai nịt bụng hương quế, được quảng cáo rất nhiều trên mạng với công dụng “thần kỳ”.
Tuy nhiên, sau khi sử dụng loại sản phẩm này, không ít chị em lại phải đối mặt với tình trạng ngứa, mẩn đỏ, đau tức bụng…

Theo các chuyên gia y tế, việc ép mình trong những chiếc nịt bụng có thể gây nên các vấn đề cơ học tại dạ dày, điển hình là chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Nguyên nhân là do áp lực của chiếc nịt bụng này tác động lên bụng và dạ dày quá lớn, khiến cho những đồ ăn chứa trong dạ dày có nguy cơ trào ngược lên thực quản. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác trong đường tiêu hóa.
Ngoài ra, đối với những phụ nữ mới sinh con, cơ thể người mẹ vẫn còn chưa hồi phục hoàn toàn. Vì vậy, trong thời gian này chị em nên giữ sức khỏe, ăn uống đủ chất. Chị em không nên vì quá nóng vội muốn lấy lại vóc dáng mà gen bụng quá sớm. Vì nếu gen bụng quá sớm thì có thể gây ra những tác động như tức bụng, khó thở, cản trở tuần hoàn khiến máu lưu thông không tốt, chưa kể ảnh hưởng đến vết mổ chưa lành hẳn hoàn toàn… sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hồi phục của cơ thể.
Riêng về nịt bụng hương quế, ThS.BS Vũ Phương Ngọc (Bệnh viện Y học cổ truyền) cho rằng, do tính chất của quế là nóng, ấm, nên nịt bụng hương quế phù hợp với người có cơ địa hàn, còn cơ địa nóng thì không nên dùng.

Cũng theo bác sĩ Ngọc, chị em sau sinh đang cho con bú không nên tự dùng tinh dầu quế để thoa bụng hoặc tẩm vào dây đai như một số sản phẩm nịt bụng quế chỉ dẫn trên các trang mạng. Bởi tinh dầu quế rất nóng, nếu bôi quá nhiều sẽ gây đỏ phỏng da, không cẩn thận dây tinh dầu vào mắt, mũi, miệng của trẻ thì rất nguy hiểm có thể gây lở loét da của em bé, ỏng giác mạc, mù lòa…
Cũng chia sẻ về việc nên hay không sử dụng nịt bụng hương quế sau sinh, bác sĩ Nguyễn Thu Ngân, (Bệnh viện phụ sản Hà Nội) cho hay: Sau khi phụ nữ sinh con, 6 tuần sau các cơ quan sinh dục mới trở về bình thường nên trong vòng 6 tuần sau sinh, nếu sản phụ chườm nóng, dùng nịt bụng quế sẽ làm tử cung không co lại được gây băng huyết, điều này rất nguy hiểm.
Ngoài ra, phụ nữ có thai không được dùng sản phẩm này. Phụ nữ sinh mổ sau 2 tháng mới được dùng, khi dùng cần lót một lớp vải mỏng, tránh tiếp xúc trực tiếp lên da, tốt nhất nên đợi lành vết thương rồi hãy nịt. Bên cạnh đó, các chị em không nên thắt đai liên tục mỗi ngày, chỉ nên nịt một vài tiếng đồng hồ, lúc ngủ nên tháo ra, thắt đai ở mức độ dễ chịu. Nếu thắt quá chặt sẽ gây cản trở lưu thông máu, thâm da, gây nóng, mụn nhọt lở loét.
Gen bụng chỉ có công dụng nén tạm thời chất béo và da xung quanh vùng bụng chứ không giúp bụng thon gọn. Chị em muốn có vòng hai đẹp, nhỏ và săn chắc lại thì cần tập thể dục đều đặn với những bài tập vùng bụng và có chế độ ăn uống ít chất béo, giảm ngọt, uống nhiều nước. Bên cạnh đó, việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ rất tốt cho con, lại giúp bạn giảm vòng 2 rất nhanh và hiệu quả.
Theo Gia Đình


Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Quế và mật ong bài thuốc dân gian hiệu nghiệm

Quế và mật ong có khả năng chữa bệnh tuyệt vời nhất, có giá rẻ và dễ dàng để sử dụng nhất so với các loại dược phẩm có tác dụng trị bệnh khác.
Quế và mật ong khắc tinh của nhiều loại bệnh, chữa tận gốc bệnh đau dạ dày do lạnh; cực kỳ tốt cho tim; làm giảm đau xương khớp; giúp cơ thể khỏe mạnh và làm đẹp da; làm giảm mỡ trong máu… là số ít trong vô số tác dụng của hỗn hợp quế và mật ong…


Tất tần tật về mật ong và quế.
Mật ong và quế mặc dù là hai vị thuốc quý trong y học cổ truyền, dùng phối hợp có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh, tuy nhiên chúng cũng có nhiều chống chỉ định: mật ong nhuận trường nên không dùng cho người có thai; vì có chỉ số đường cao nên không thích hợp với người bệnh tiểu đường. Quế đại nhiệt nên không dùng được cho người âm hư dương thịnh, người cao huyết áp, người đang bị viêm nhiễm cấp tính.
Do đó, người bệnh cần hết sức cảnh giác khi áp dụng bài thuốc này. Không nên vì những lời phóng đại thuốc quý, thần kỳ, trị bá bệnh… mà tuỳ tiện sử dụng.
Một số cách dùng mật ong và quế.
Mật ong và quế có thể làm giảm bệnh tim.
Trộn mật ong và bột quế lên bánh mì, thay vì mứt, và ăn thường xuyên cho bữa ăn sáng. Nó làm giảm cholesterol trong các động mạch và có thể giúp bạn giảm hẳn các cơn đau tim. Mật ong cũng có lợi cho những người bị đột quỵ và ngăn chặn những cơn đột quỵ tiếp theo.
Thường xuyên tiêu thụ hỗn hợp trên còn làm giảm sự hụt hơi và tăng cường nhịp tim.



Mật ong và bột quế có thể chữa bệnh viêm khớp mãn tính.
Bệnh nhân viêm khớp có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày. Nếu uống thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi. Bệnh nhân viêm khớp có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày.
Nhiễm trùng bàng quang có thể được điều trị bằng mật ong và quế.
Lấy hai muỗng canh bột quế và một muỗng cà phê mật ong hòa vào một ly nước ấm và uống. Hỗn hợp này phá hủy các vi trùng trong bàng quang.
Sử dụng mật ong và quế để giảm cholesterol.
Hai muỗng canh mật ong pha với ba muỗng cà phê bột quế trộn lẫn trong 1 cốc nước trà sẽ rất có lợi cho bệnh nhân cholesterol, bởi nó sẽ làm giảm mức độ cholesterol trong máu 10% trong vòng hai giờ. Như đã đề cập cho các bệnh nhân viêm khớp, nếu được thực hiện ba lần một ngày, bất kỳ bệnh nhân nào bị cholesterol mãn tính cũng được chữa khỏi.
Chữa hôi miệng.
Súc miệng mỗi sáng và sau khi ăn với hỗn hợp nước nóng có pha mật ong và một chút bột quế.
Trị mụn.
Lấy ba muỗng canh mật ong và một muỗng cà phê bột quế trộn sền sệt, bôi lên chỗ mụn trước khi ngủ. Sáng hôm sau rửa mặt bằng nước ấm. Làm liên tục trong một tuần.

Dưỡng tóc, hạn chế rụng tóc và hói đầu.
Dùng một muỗng canh mật ong và một muỗng càphê bột quế trộn với dầu ôliu hoặc dầu mè thành dung dịch bôi lên đầu khoảng 15 phút trước lúc tắm gội.
Nguồn: Internet