Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Cây Quế ở Việt Nam và nguồn gốc


Cây Quế đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu. Quế được thu hoạch ở nhiều tỉnh trong cả nước nhưng chủ yếu nhất vẫn là Quảng Nam, Yên Bái, Tuyên Quang và Thanh Hóa... Quế được chế biến và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau bên cạnh thị trường xuất khẩu nông lâm sản. Các dạng Quế thường thấy như Quế Ống, Quế Thanh, Quế Chẻ, Quế ép, Quế Vụn, Bột Quế, Tinh dầu Quế... Bạn có biết gì về lịch sử của cây Quế hay không?


Tên khác: Quế bì; quế đơn, quế thanh; quế yên bái; ngọc quế; quế quảng; quế trung quốc; mạy quế (Tày); kia (Dao).
Tên thương phẩm: Chinese cassia, Chinese cinnamon, Cassia lignea, Chinese cassia bark oil, Chinese cassia leaf oil, Chinese cassia bark.
Hình thái:
Cây gỗ, thường xanh, cao 10-20m, đường kính thân 25-40(-70)cm; vỏ dày, nhẵn ở cây non, sần sùi ở cây già và có màu nâu xám. Các chồi non có lông màu nâu. Lá mọc so le hoặc gần như đối; phiến lá đơn, nguyên, hình trái xoan thuôn, dài; kích thước 8-25x4¬8,5cm; gốc thuôn; đầu nhọn; mặt trên màu xanh lục sẫm, nhẵn, bóng; mặt dưới màu xám tro, hơi có lông mịn lúc còn non; gân chính 3, hình cung, nổi rõ ở mặt dưới; gân phụ nhiều, song song; cuống lá to, dài 1,5-2cm, mặt trên có rãnh lòng máng. Cụm hoa dạng chuỳ, mọc ở kẽ lá gần đầu cành, dài 7¬15(-18)cm. Hoa nhỏ; có lông mịn, màu trắng hoặc vàng nhạt. Bao hoa gồm 6 thùy gần bằng nhau, màu trắng, mặt ngoài có lông mịn. Quả hạch hình trái xoan hay hình trứng, dài 1-1,5cm, được bao bọc bởi đài tồn tại; khi chín màu đen hoặc tía đậm. Hạt hình trứng, dài 1cm, màu nâu đậm và có những sọc nhạt.
Lợi ích về sức khỏe đem lại từ quế:
- Quế mặc dù được sử dụng thường xuyên như một loại gia vị, chất thơm nhưng song song đó quế cũng được xem như một loại thảo dược với những tính chất dược liệu có lợi. Với khả năng chống lại một số virus nên quế đôi khi được sử dụng để chống cảm, cúm.
- Một mặt mạnh khác của quế là giúp tăng cường hệ tiêu hóa với hàm lượng chất xơ cao (2g quế thì có khoảng 1,3g chất xơ). Ngoài ra quế giàu chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào.
- Ngoài ra theo kết quả của một số nghiên cứu trong ống nghiệm cũng như trên động vật cho thấy quế có chứa các hợp chất có liên quan đến tính chất insulin rất có lợi trong việc điều trị chống lại bệnh tiểu đường.
Hương Quế trong ẩm thực:
- Thường chúng ta hay sử dụng quế ở dạng bột (en poudre) hoặc dạng tinh chất (extrait), nhưng bên cạnh đó cũng có loại quế dạng ống tròn (bâtonnet).
- 2 loại quế “nổi tiếng” nhất là quế Tích Lan và quế Trung Quốc với những điểm khác nhau rõ rệt. Quế Tích Lan có màu đất son vàng (ocre) và khi khô thành ống có lớp mỏng. Quế Trung Quốc có nâu đỏ đậm và lớp ống khô dày cũng như độ đắng, ít ngọt hơn nhiều so với quế Tích Lan.
- Quế góp phần không nhỏ trong nhiều hỗn hợp gia vị truyền thống như: ras-el-hanout (Bắc Phi), garam masala (Ấn Độ), baharat (Vịnh Ba Tư), tứ vị (Pháp) hoặc ngũ vị hương, …
- Ở châu Âu và Bắc Mỹ, quế chủ yếu được sử dụng để làm bánh ngọt. Ngược lại, tại Bắc và Đông Phi, lại được dùng cho việc nấu các món ăn mặn đặc biệt là với thịt và gia cầm.
- Ẩm thực Bắc Phi (Maghreb) sử dụng quế rất nhiều cho các món tajines, ngay cả trong súp cũng có mặt.
- Còn đối với Ấn Độ, quế gần như không bao giờ thiếu vắng, trong các món cà ri, dhal.
- Khi làm compote, quế thường được thêm làm để tăng thêm hương vị của món tráng miệng này. Bên cạnh đó quế cũng góp mặt trong nhiều loại tráng miệng khác như bánh, bánh mì ngọt, bánh quy chẳng hạn. Để làm pain d’épice thì quế là một nguyên liệu không thể thiếu cũng như để làm thức uống như rượu vang nóng.
- Còn ở Việt Nam mình món không thể thiếu quế được đó là phở miam miam
Cách bảo quản.
- Bảo quản quế ở nơi khô, mát tốt nhất là nên cất giữ trong các hộp kín.
Xem thêm:
          Mua nịt bụng sau khi sinh

Nguồn: Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét